Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Cần có cái nhìn khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam
QĐND - Chủ Nhật, 28/07/2013, 20:38 (GMT+7)
QĐND - Ngay sau khi giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, vấn đề có tính nguyên tắc trong chính sách tôn giáo của Việt Nam là: “Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”. Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Quan tâm đến công tác tôn giáo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung và đời sống của đồng bào các tôn giáo nói riêng là một trong những nguyên tắc lãnh đạo, quản lý xã hội và điều hành đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 đã khẳng định quyền của người dân Việt Nam: “Mọi công dân Việt có quyền tự do tín ngưỡng” (Chương II, mục B). Điều 80 Hiến pháp 1980 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được bổ sung rõ hơn: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

CHÍNH TRỊ TINH THẦN - ƯU THẾ TUYỆT ĐỐI,
 NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI
CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

                                                               Nguyễn Đức Rinh

Cùng với Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ…chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975 một lần nữa khẳng định sức mạnh vô địch Việt Nam, sức mạnh của truyền thống đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh của tinh thần, khí phách Việt Nam. Lịch sử chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam đã  để lại cho chúng ta một trong những bài học sâu sắc: Chúng ta thường hạn chế về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự so với kẻ thù nhưng nhờ xây dựng và phát huy được nhân tố chinh trị tinh thần nên chúng ta đã giành chiến thắng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước kẻ thù có ưu thế vượt trội so với ta cả về kinh tế, khoa học công nghệ, vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự thì chính trị tinh thần lại là nhân tố ưu thế tuyệt đối thuộc về nhân dân ta, quân đội ta. Chính Mắc- Na- Ma- Ra  nguyên Bộ trưởng quốc phòng của hai đời Tổng thống Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam đã phải ngậm ngùi thừa nhận khi nhìn lại thất bại của Mỹ ở Việt Nam: Mỹ đã thất bại vì không hiểu gì về lịch sử , truyền thống và văn hoá Việt Nam, thất bại vì chưa đánh giá đúng vai trò nhân tố chính trị tinh thần của nhân dân Việt Nam.