Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

TÌM HIỂU VỀ CUỘC GẶP CẤP CAO VIỆT – TRUNG
TẠI THÀNH ĐÔ (TRUNG QUỐC) NĂM 1990.

Thời gian gần đây, trên mạng internet xuất hiện một số tin đồn thất thiệt về cái gọi là sự thỏa thuận tại cuộc gặp cấp cao Việt Nam – Trung Quốc tại Hội nghị Thành Đô, rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị của Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020”. Đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, PHẢN ĐỘNG
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CHỈ THỊ THÀNH LẬP
quan họ áo xanhĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN.



                                                                                               Minh Nhân
                                   

Mặc dù ra đời cách đây 70 năm, với dung lượng hết sức ngắn gọn, Chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tính chất của một cương lĩnh về quân sự đã chỉ rõ những vấn đề cốt lõi nhất về bản chất, nguyên tắc, phương châm xây dựng, chức năng, nhiệm vụ... của quân đội kiểu mới. Những tư tưởng đó không chỉ có tác dụng chỉ đạo, định hướng việc xây dựng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân lúc đó, mà còn có giá trị định hướng, chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng.  Hiện nay, quán triệt tư tưởng của Người trong văn kiện đặc biệt quan trọng này là cơ sở để đấu tranh, bác bỏ một số quan điểm sai trái, phản động về quân đội của các thế lực thù địch, đặc biệt là các luận điểm sai trái, phản động về sự lãnh đạo của Đảng với Quân đội; về mối quan hệ đoàn kết quân dân; về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quân đội. Đó là :

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương (Khóa 11)
BÀN VỀ ĐỔI MỚI THI, KIỂM TRA
Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY.
                                              
Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định một nhiệm vụ, giải pháp đặc biệt quan trọng trong đổi mới giáo dục – đào tạo là: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”.[1]
Quán triệt quan điểm của Đảng vào thực tiễn ở Nhà trường, có thể nhận thấy trong những năm qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều nội dung, biện pháp bảo đảm thi, kiểm tra ngày càng khách quan, trung thực, chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Hiện nay, Nhà trường đã hoàn thành việc xây dựng ngân hàng đề thi, đáp án chấm thi kết thúc học phần, môn học; đang xúc tiến xây dựng ngân hàng và đáp án thi tốt nghiệp của các chuyên ngành đào tạo. Hình thức thi có sự đổi mới, đa dạng hơn; bước đầu áp dụng hình thức thi chung cho các lớp cùng đối tượng đào tạo; triển khai thi trắc nghiệm ở một số học phần, môn học. Việc chấm thi được tổ chức tập trung góp phần khắc phục những “lỗ hổng” dễ làm nảy sinh tiêu cực, Đã kết hợp giữa đánh giá kết quả học tập thường xuyên với kết quả thi kết thúc học phần, môn học....

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Từ “4 tốt” đến “4 không”, sự dối trá không còn giới hạn

Khi ông Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Việt Nam, có lẽ người lạc quan nhất cũng không hi vọng Trung Quốc sẽ có cách hành xử đúng lý, đúng tình, tôn trọng luật pháp quốc tế mà cụ thể là rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. 

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Việt Nam- hình mẫu đối phó với Trung Quốc của Nhật Bản

Tờ báo hàng đầu Nhật Bản nhận định, Việt Nam không phải là một quốc gia dễ dàng để các nước lớn chi phối mình.

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Độc giả thế giới phản đối lời của Chủ tịch Trung Quốc về Biển Đông


Chủ tịch Tập Cận Bình (bên trái) hôm 31/5 (ảnh: Reuters)
Chủ tịch Tập Cận Bình (bên trái) hôm 31/5 (ảnh: Reuters)
Mới đây hãng thông tấn Reuters dẫn lại tin của Tân Hoa xã trích dẫn lời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết “không bao giờ kích động rắc rối ở Biển Đông, mà sẽ phản ứng một cách cần thiết đối với các khiêu khích của các nước liên quan”. Những lời này của Chủ tịch Tập được đưa ra trong buổi tiếp Thủ tướng Malaysia Najib Razak đang ở thăm Trung Quốc hôm 30/5.
Thông tin của Reuters được đăng lên trang Yahoo Quốc tế và đã nhận được hàng trăm phản hồi của các độc giả thế giới. Đa số họ đều bày tỏ sự phản đối gay gắt đối với các tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà họ cho là không phản ánh đúng sự thật trên thực địa. Không ít người nói thẳng ra bản chất bên trong các tuyên bố của Trung Quốc. Họ không tin vào những gì Trung Quốc nói.
Dưới đây là một số ý kiến độc giả toàn cầu:

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Chị nói cho chú biết 
Bài thơ vui về thủ tướng Đức dạy bảo người đồng cấp Tàu khựa.

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

“Giấc mơ Trung Hoa” hay Giấc mơ “thiên triều, thuộc quốc”!

Chúng ta mong muốn hòa bình là hòa bình thực sự chứ không phải là thứ hòa bình chót lưỡi, đầu môi mà trong lòng tham lam, hiểm độc, luôn rắp tâm tranh giành lãnh thổ, biên cương. Chúng ta muốn hữu nghị dựa trên sự bình đẳng, biết tôn trọng chân lý, tôn trọng lẽ phải và biết tôn trọng lẫn nhau chứ không phải là thứ “hữu nghị” bá quyền, kẻ cả, ban ơn và lệ thuộc kiểu thiên triều với chư hầu thuộc quốc…

Việt Nam không bao giờ khơi mào đối đầu quân sự 

Ngày 21/5, khi đang thăm làm việc tại Philippines và dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn quốc tế về tình hình biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam.

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

GỬI NGƯỜI HÀNG XÓM TRUNG QUỐC

Bài thơ gửi người hàng xóm Trung Quốc đăng trên báo Cựu chiến binh Việt Nam hiện đang được nhiều bạn trẻ chia sẻ. Xin trân trọng giới thiệu:

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

VỀ SỰ KIỆN TRUNG QUỐC HẠ ĐẶT TRÁI PHÉP GIÀN KHOAN TRONG VÙNG BIỂN NƯỚC TA
Từ đầu tháng 5 đến nay, chúng ta đang đặc biệt quan tâm theo dõi hành động ngang ngược của Trung Quốc khi họ bất chấp luật pháp quốc tế, các thỏa thuận đã ký với chúng ta, hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền vùng biển của chúng ta. Để có cái nhìn khái quát hơn, toàn diện hơn về sự kiện này, xin điểm lại một số  nội dung xung quanh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan tại vùng biển Việt Nam.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

HD 981 VÀO VÙNG BIỂN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC ĐANG TRẢ GIÁ ĐẮT

Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa vùng biển Việt Nam định vị, thăm dò cùng với hơn 80 tàu bảo vệ các loại kể cả tàu chiến và máy bay, phun vòi rồng, tàu húc, ngăn cản lực lượng chấp pháp Việt Nam thực thi công vụ trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam… không phải là sự “đi qua vô hại” mà phải bị coi là hành vi xâm lược, gây hấn nguy hiểm.
Thế giới đã lên tiếng tố cáo hành động phi pháp này của Trung Quốc. Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã hết sức bất bình về hành động hung hăng của Trung Quốc đã xâm hại  quyền chủ quyền trên biển của Việt Nam.

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

CẢM XÚC ĐIỆN BIÊN
Kính tặng Trung tướng Phạm Quốc Trung
Hiệu trưởng Trường Đại học Chính trị - BQP
Nhân dịp lên thăm lại các Di tích lịch sử trong chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung tướng Phạm Quốc Trung đã viết lên những dòng cảm xúc trong bài thơ Hào khí Điện Biên. Dưới đây là bài thơ:

Tác giả thắp hương tại nghĩa trang đồi A1


Lên Điện Biên giữa mùa trắng Hoa ban
Pha Đin mờ sương, chập trùng Đường Kéo pháo
Lúa Mường Thanh mướt xanh màu áo
Huyền thoại tán rừng "não bộ" Mường Phăng

Nơi đây Cha tôi từng đậm dấu chân
Giữa cuộc trường chinh vang ngân lịch sử.
Đồi A1, khói nhang trầm lan tỏa
Ngát hương thơm nơi Cậu tôi nằm.

Người chiến binh già chầm chậm bước chân
Thăm trận địa xưa, tìm về thời trai trẻ
Hố mắt trũng khô chiều nay nhoà lệ
Nghèn nghẹn gọi tên đồng đội năm nào.

Bao Liệt sĩ trên mỗi mét chiến hào
Người tiếp người giật giành từng tấc đất
Hố bộc phá hình loa kèn xung trận
Vọng ngàn năm như mệnh lệnh không lời.

Em gái Thái duyên dáng tuổi đôi mươi
Kể bao chuyện chiến trường ngày ấy.
Hào khí năm xưa, hôm nay khơi dậy
Thôi thúc mình viết tiếp bản hùng ca.
Phạm Quốc Trung
Cảm xúc trước Bài thơ trên của Trung tướng Phạm Quốc Trung, MINHNHÂN đã viết bài thơ "Cảm xúc Điện Biên", xin chân trọng giới thiệu:

 
Ước ao lâu rồi, nay Anh đến đây
Một mình lặng im trên Đồi A1
Đôi mắt xa xăm, nhìn vào quá khứ
Cái ngày “Anh Cả” bạc đầu quyết định kéo pháo ra.

Đến nơi đây, anh nhớ về cha!
Thắp nén tâm hương, dâng nên người cậu
Thổn thức, mắt nhòa muốn tuôn dòng lệ
Miệng mỉm cười nhìn đồng lúa Mường Thanh

Lên Điện Biên, Anh thêm nhớ Trường mình
Nhớ lứa học trò, căng tràn sức trẻ
Tuổi đôi mươi, đời lính nhiều gian khổ
Bỏ lại sau lưng những tính toán thiệt hơn.

Lên Điện Biên, nghe em kể chiến trường
Cảm nhận mạch nguồn từ cha ông xối xả
Hào khí ngàn năm, giữa bom rơi đạn nổ
Vẫn một giấc mơ trắng sắc trắng Hoa Ban

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

PHÒNG CHỐNG "TỰ DIỄN BIẾN" TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG - MỘT NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ QUAN TRỌNG CỦA QUÂN ĐỘI
 
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" 
Công cuộc đổi mới đất nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng diễn ra trong sự tác động đan xen của những thời cơ và thách thức lớn. Một trong những thách thức đã được Đảng ta xác định là nguy cơ từ sự chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) bởi âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” (DBHB) của các thế lực thù địch. Tháng 1-1994, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nguy cơ chệch hướng XHCN, nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu, nguy cơ DBHB. Điều đó đã được các kỳ đại hội tiếp theo của Đảng tiếp tục đề cập. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu rõ: “Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu DBHB, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta"1. Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động DBHB của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ ta”2. Những nhận định nêu trên của Đảng, cùng với diễn biến thực tế tình hình chính trị, xã hội của đất nước trong những năm gần đây là cơ sở để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc hơn DBHB là một nguy cơ thực tế, không thể xem thường; trực tiếp đe dọa sự ổn định và phát triển của đất nước trên con đường đi lên CNXH. Đồng thời, chủ động, tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn DBHB là một nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa thiết yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hiện nay.
Nền tảng tư tưởng thống nhất và vững vàng là đảm bảo quan trọng tạo nên sự đồng thuận xã hội, mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân ta đối với Đảng và chế độ XHCN. Vì lẽ đó, nên điều dễ hiểu là âm mưu và thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch đối với nước ta diễn ra trên nhiều lĩnh vực, song chủ yếu và trước hết trên lĩnh vực Tư tưởng-Văn hóa (TT-VH). Chúng tập trung phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN; công kích, phản bác vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; chống phá Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức... Bởi lẽ, đây là những vấn đề cốt lõi nhất của cách mạng Việt Nam; đồng thời, cũng là cơ sở cấu thành nền tảng tư tưởng chính trị, xã hội của đất nước ta. Đi liền với những việc làm đó là sự hô hào, cổ xúy cho hệ tư tưởng phi XHCN, các khuynh hướng đối lập, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ tư sản... Mục đích xuyên suốt của DBHB là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, đã kiên trì phấn đấu thực hiện trong suốt hơn 80 năm qua.
Thủ đoạn nổi bật của DBHB mà các thế lực thù địch thường sử dụng là lợi dụng xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin truyền thông cùng diễn đàn của một số tổ chức quốc tế, với các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc”...; đặc biệt, lợi dụng các phần tử phản động là người Việt Nam lưu vong ở nước ngoài; các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị... để tăng cường chống phá. DBHB lấy “tự diễn biến” từ sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng làm một phương thức chống phá hữu hiệu. Đồng thời, DBHB còn nhằm tới “bạo loạn lật đổ” một khi có thời cơ.
Trong thời kỳ đổi mới, gắn liền với quá trình tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác TT-VH, Đảng ta đã có những định hướng quan trọng đối với công tác đấu tranh phòng chống DBHB nói chung, DBHB trên lĩnh vực TT-VH nói riêng. Quán triệt sâu sắc các định hướng đó, vận dụng vào thực tế tình hình từng lĩnh vực, từng địa phương, các cấp ủy Đảng, các cơ quan chức năng từ Trung ương tới cơ sở đã chú trọng lãnh đạo, tích cực tổ chức thực hiện phòng, chống DBHB có hiệu quả, góp phần thiết thực củng cố, tăng cường trận địa tư tưởng của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Hiệu quả đấu tranh chống DBHB trước hết được đánh giá từ sự nhất trí với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đồng thuận trong nhận thức chính trị, tư tưởng trong nội bộ Đảng và toàn xã hội trước những đòi hỏi và tác động phức tạp, đa chiều của bối cảnh kinh tế, chính trị quốc tế và trong nước hiện nay. Do vậy, công tác đấu tranh chống DBHB vừa qua đã đặt lên hàng đầu việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng. Công tác TT-VH đã chú trọng làm rõ tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tính tất yếu khách quan của con đường đi lên CNXH; sự đúng đắn, sáng tạo của các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới đất nước. Trong quá trình nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến những vấn đề lý luận cơ bản, các định hướng lãnh đạo cùng với tập trung làm rõ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; vạch trần các âm mưu và thủ đoạn DBHB, công tác TT-VH đã tập trung làm rõ nhiều vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn như: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN; giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ... chú trọng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhất là các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, đối ngoại... Đó là những vấn đề được xã hội hết sức quan tâm; đồng thời, cũng là những nội dung mà các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc, chống phá. Thông qua những việc làm trên, công tác TT-VH đã góp phần quan trọng tạo nên sự đồng thuận về chính trị, tư tưởng trong xã hội, củng cố và tăng cường lòng tin, sự gắn bó giữa nhân dân với Đảng và chế độ XHCN.
Trên cơ sở tăng cường nền tảng lý luận, tư tưởng, bám sát định hướng về công tác TT-VH nói chung, đấu tranh chống DBHB nói riêng, các cơ quan chức năng từ Trung ương tới các cấp, các ngành, các địa phương đã chủ động phối hợp sử dụng nhiều hình thức, phương tiện để phản bác kịp thời; có cơ sở lý luận và thực tiễn các luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch. Sự phát triển về khoa học-công nghệ trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, trong đó đài phát thanh và Internet là hai phương tiện được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để chống phá nước ta về chính trị, tư tưởng. Trong các tổ chức phản động người Việt lưu vong hiện có: 62 đài phát thanh, truyền hình, 390 tờ báo và tạp chí, 88 nhà xuất bản, 418 website chống phá ta. Nhận thức rõ về nguy hại từ sự chống phá đó; cùng với  nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tuyên giáo, hệ thống các phương tiện báo chí, thông tin truyền thông, trong đó có thông tin đối ngoại đã phối hợp đồng bộ, tham gia có hiệu quả vào việc tiến hành công tác chính trị, tư tưởng, trong đó có phòng, chống DBHB. Hiện nay, trong cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí in với hơn 900 ấn phẩm; 67 đài phát thanh, truyền hình; 21 báo điện tử, 160 trang tin điện tử mang tính báo chí; có 6 nhà cung cấp dịch vụ và kết nối Internet; 20 nhà cung cấp dịch vụ Internet và hơn 50 nhà cung cấp thông tin và báo điện tử trên Internet. Báo điện tử đã phát triển nhanh, tăng 32,5%/năm. Đài Truyền hình Việt Nam đã phủ sóng đến 85% hộ gia đình trong nước và đến nhiều vùng trên thế giới... Cùng với những nhận xét, đánh giá tích cực của các tổ chức và cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, việc tuyên truyền sinh động về những thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, quốc phòng-an ninh của đất nước trong thời kỳ đổi mới thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông đã trở thành một phương thức đấu tranh phản bác hữu hiệu nhất đối với các luận điệu xuyên tạc, vu cáo chế độ và vai trò của Đảng, Nhà nước ta.
Cùng với “tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo”, gần đây sự chống phá về chính trị, tư tưởng của các thế lực thù địch còn tập trung vào việc kích động, chia rẽ nội bộ ta xung quanh các chiêu bài về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo... Nhằm tạo dựng các “ngọn cờ” chống đối chế độ ta, chúng ra sức cổ xúy cho những đối tượng vi phạm pháp luật, bị Nhà nước ta xử lý như: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim... Đứng trước những sự việc đó, báo chí và các phương tiện truyền thông đã kịp thời bày tỏ rõ thái độ, vạch trần mục đích và thủ đoạn chống phá; đồng thời, tuyên truyền để dư luận hiểu rõ bản chất sự việc và sự phi lý, áp đặt của những cáo buộc thiếu khách quan, thiếu thiện chí từ bên ngoài.
Hiệu quả đấu tranh chống DBHB phụ thuộc phần lớn vào việc phòng, chống “tự diễn biến”, trước hết trong nội bộ Đảng hiện nay. Sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức của tổ chức đảng và sự gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là thành trì vững chắc để ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn DBHB. Xuất phát từ điều đó, bám sát chức năng, nhiệm vụ, công tác TT-VH đã thường xuyên chú trọng tham gia xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tăng cường bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, đảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống cách mạng; tích cực đấu tranh phê phán tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong tổ chức đảng và sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Thông qua các hình thức hoạt động, các phương tiện truyền thông, công tác TT-VH đã tích cực phản bác các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, thổi phồng hoặc dựng đứng lên các “sai lầm”, “tội lỗi” của Đảng Cộng sản, hạ bệ thần tượng lãnh tụ, nói xấu cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Công tác TT-VH đã tham gia làm tốt việc xây dựng Đảng và chính quyền các cấp vững mạnh, phát hiện và phê phán sự thoái hóa, biến chất ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và tình trạng tiêu cực, những việc làm trái với pháp luật, với lợi ích của nhân dân... trong bộ máy Đảng, chính quyền và xã hội. Công tác TT-VH trong thời kỳ đổi mới đã tích cực đổi mới, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam; qua đó, thiết thực củng cố nền tảng đạo đức xã hội, tham gia phòng chống “tự diễn biến”. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị là một trong những nội dung trọng tâm của công tác TT-VH gần 4 năm qua. Cuộc vận động đã làm cho toàn Đảng, toàn dân ta nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong Đảng và xã hội về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; góp phần nâng cao đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.
Công tác TT-VH trong thời kỳ đổi mới đã đóng góp tích cực trong đấu tranh phòng, chống DBHB. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức trên mặt trận này vẫn gia tăng. Đặc biệt, trước thềm tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng càng trở nên quyết liệt và thâm hiểm hơn. Do vậy việc tiến hành công tác TT-VH cần bám sát định hướng chỉ đạo, nâng cao ý thức trách nhiệm, sự phối hợp tổ chức, đổi mới phương thức tiến hành, tính thuyết phục và hiệu quả, kịp thời đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch cả trước, trong và sau Đại hội, phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách đi đầu, góp phần cùng các công tác khác, cùng hệ thống chính trị và toàn dân đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch.
 TS. NGUYỄN BẮC SON
Ủy viên BCHTƯ Đảng, Phó trưởng BanTuyên giáo Trung ương

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Gần đây, trên một trang mạng của "Một số người Việt yêu nước ở trong nước và hải ngoại" có đăng bài của tác giả John Lee, hiện đang sống tại Hoa Kỳ: "SỰ THẬT KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN" về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Xin giới thiệu toàn văn nội dung bài viết:

Nga đòi điều tra việc người biểu tình Ukraine bị bắn

Nga hôm qua kêu gọi Liên Hợp Quốc hỗ trợ điều tra thông tin một thủ lĩnh đối lập thuê những tay súng tấn công người biểu tình ở quảng trường Độc lập tháng trước để đổ lỗi cho chính phủ ông Viktor Yanukovych.


(Tình hình Ukraine) - Một đoạn ghi âm rò rỉ trên internet đang là cơ sở để tìm ra những kẻ đứng sau vụ đụng độ đổ máu hôm 20-21/2 khiến hàng chục người thiệt mạng ở Kiev.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

10 sự kiện nổi bật năm 2013

TP - Năm 2013 khép lại với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Chúng ta cùng điểm lại 10 sự kiện nổi bật năm 2013.