Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

TÌM HIỂU VỀ CUỘC GẶP CẤP CAO VIỆT – TRUNG
TẠI THÀNH ĐÔ (TRUNG QUỐC) NĂM 1990.

Thời gian gần đây, trên mạng internet xuất hiện một số tin đồn thất thiệt về cái gọi là sự thỏa thuận tại cuộc gặp cấp cao Việt Nam – Trung Quốc tại Hội nghị Thành Đô, rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị của Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020”. Đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt.
Cuộc gặp cấp cao Việt – Trung diễn ra trong hai ngày 03 và 04 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc trong bối cảnh Việt Nam vừa trải qua hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Lúc này Mỹ và các nước Phương Tây đang thực hiện cấm vận với nước ta, tình hình kinh tế, xã hội nước ta rất khó khăn. Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn (6/1989) cũng bị Mỹ và Phương Tây cấm vận về kinh tế, cô lập về ngoại giao. Trong giai đoạn này, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào. Trước tình hình đó cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nhu cầu chấm dứt xung đột, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Nhận lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng nước CHND Trung Hoa Lý Bằng, Tổng bí thư BCHTW Đảng CSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng) nước CHXHCN Việt nam Đỗ Mười  và đồng chí Phạm Văn Đồng – Cố vấn BCHTW ĐCSVN đã thăm Trung Quốc và dự cuộc gặp cấp cao tại Thành ĐÔ, Tứ Xuyên, Trung Quốc trong 2 ngày 03 và 04 tháng 9 năm 1990.
Tại Hội nghị này, hai bên đã trao đổi về tình hình thế giới, khu vực, các nguyên tắc, phương hướng phát triển quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước và đạt được nhận thức thức chung, thỏa thuận về bảy vấn đề:
1.     Chấm dứt tuyên truyền chống đối nhau.
2.     Thông qua hòa bình, thương lượng để giải quyết các bất đồng, tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp trên đất liền và trên biển.
3.     Sớm nối lại quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giao thông liên lạc và các mối quan hệ khác.
4.     Khôi phục, bổ sung các hiệp định đã ký kết giữa hai nước mà hai bên thấy cần thiết.
5.     Xem xét để các tỉnh hai bên biên giới có thể gặp nhau bàn bạc.
6.     Trao đổi những người bị bắt.
7.     Trao đổi doàn thăm nhau và tổ chức để lãnh đạo hai nước gặp nhau.
Không có nội dung nào liên quan đến nhân sự, hay đến năm 2020 Việt Nam trưở thành khu tự trị của Trung Quốc.
Cho đến nay, tuy vẫn còn một số điểm bất đồng, song kim ngạch xuất nhập khẩu của chúng ta với Trung Quốc đã đạt trên 100 tỷ USD. Hai nước đã hoàn thành việc cắm mốc biên giới trên đất liền, phân định Vịnh Bắc bộ…
Đối với Trung Quốc, chúng ta luôn thực hiện quan điểm đối ngoại độc lập, tự chủ, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình để tạo môi trường ổn định để phát triển. Không bao giờ, không khi nào chấp nhận phụ thuộc hay đánh đổi độc lập, chủ quyền. Như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tuyên bố: “Không đánh đổi chủ quyền để lấy thứ hòa bình, hữu nghị viển vông”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét