Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

QUÁN TRIỆT TƯ TƯỞNG CHỈNH ĐỐN ĐẢNG TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
                                                                                                                   
                                                                                                Nguyễn Đức Rinh

 Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lê nin về xây dựng chính Đảng cách mạng vào thực tiễn Việt Nam. Chính Người đã góp phần bổ sung vào học thuyết ấy nhiều luận điểm mới, một trong những luận điểm đó là Đảng phải thường xuyên được chỉnh đốn. Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi… việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

QUÊ TÔI VIẾNG BÁC

                                                                                               

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

"Thuyền cỏ mượn tên" và kế sách sử dụng truyền thông của Trung Quốc

Thứ hai 12/08/2013 08:41
(GDVN) - Trung Quốc dùng kế "thuyền cỏ mượn tên" của Gia Cát Lượng đánh lừa các chuyên gia, học giả, nhà hoạch định chính sách Mỹ, mượn sức người phục vụ mình.
BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ ĐOÀN KẾT "CÁN - BINH"
CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CHÍNH TRỊ VIÊN THEO THƯ GỬI
HỘI NGHỊ CHÍNH TRỊ VIÊN CỦA HỒ CHỦ TỊCH

                                                                       Nguyễn Đức Rinh

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công" là tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người, đoàn kết không phải là một thủ đoạn chính trị mà là vấn đề chiến lược, cơ sở để khắc phục mọi khó khăn gian khổ, tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo đảm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Đối với quân đội, Người thường xuyên căn dặn cán bộ, chiến sĩ phải “đoàn kết hơn nữa, đoàn kết chặt chẽ giữa chiến sỹ với nhau, giữa cán bộ với nhau, giữa chiến sỹ và cán bộ, giữa quân và dân. Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”[1]. Đã rất nhiều lần Hồ Chí Minh chỉ rõ cho cán bộ, đảng viên về phương pháp xây dựng đoàn kết, thống nhất. Trong "Thư gửi Hội nghị chính trị viên", tuy không trực tiếp đề cập cụ thể đến việc xây dựng đoàn kết nhưng lại thể hiện rất rõ nét tư tưởng của Người về phương pháp xây dựng đoàn kết, đặc biệt là phương pháp xây dựng đoàn kết cán - binh.
XÂY DỰNG THẾ TRẬN LÒNG DÂN,
TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH QUỐC PHÒNG BẢO VỆ TỔ QUỐC

                                                                              
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về xây dựng thế trận lòng dân, sức mạnh của nhân dân trong bảo vệ Tổ quốc. Đất nước thường bị ngoại bang xâm lược khi trong nước "lòng dân không yên", nhưng khi đã "quy tụ" được lòng dân thì dù kẻ thù có sức mạnh vật chất thế nào, chúng ta cũng dành chiến thắng. Các triều đại phong kiến tiến bộ Việt Nam đã khẳng định: "Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân" và yêu cầu phải "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Kế thừa truyền thống dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân, dân khí mạnh thì không có quân lính và súng ống nào có thể chống lại nổi"[1]. Trong các giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân để giành, giữ chính quyền và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: "xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc"[2].