Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914–1/1/2014):
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trên mặt trận an ninh tư tưởng
22:23:00 15/12/2013
Đại tướng Trần Đại Quang Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an
Ngày 1/1/2014, chúng ta kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Bí thư Trung ương Cục miền Nam kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam - người con ưu tú của đất nước và quê hương Thừa Thiên - Huế, nhà lãnh đạo kiệt xuất, kiên trung, mẫu mực của Đảng; vị tướng đức tài trọn vẹn, trí dũng song toàn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2013
VÀ KẾT QUẢ 3 NĂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM (2011-2015)
Kính thưa các đồng chí!
Nước ta xây dựng và triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XI về kế hoạch 5 năm  2011 - 2015 trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi; đặc biệt là cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông...Nền kinh tế, tài chính trên thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng (Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929  - 1933). Trong bối cảnh đó hầu hết các nước trên thế giới thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng trưởng nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong gần 3 năm qua, Nhiều nước công nghiệp phát triển đã phải điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cũng đã có nhiều dự báo lạc quan về triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới; tuy nhiên, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

NGHE BỐ KỂ CHUYỆN TRƯỜNG SA
                                     Nguyễn  Đức Tài Minh

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

ANH ĐI TÌM THƠ

 

























         Anh bay ngược gió tìm Thơ 

 Tìm Thơ anh thấy trong mơ chữ Tình .

        Lặng thinh trong nắng vô hình 

 Buồn trông sương lạnh hứng nghìn tái tê .


        Bước chân lữ khách sơn khê 

 Thả tròn chữ nghĩa cho thơ nàng chờ .

         Duyên câu Lục Bát bất ngờ 

  Kết cành hoa thắm trên bờ vườn thơ .
 


04-11-2013TH

Anh đang ngược gió tìm thơ
Mà lòng vẫn cứ ngẩn ngơ vì người
Lặng thinh chẳng một tiếng cười
Chỉ nghe gió lạnh, sương rơi ào ào

Bước chân lúc thấp, lúc cao
Thả hồn cho gió, ước ao gặp nàng
Nghe thơ lòng thấy bàng hoàng
Vườn thơ, nàng có ngỡ ngàng - người dưng
                                           05.11.13NĐR

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

NƠI THẮP LỬA TRÁI TIM
                                                                           

Đưa em về thăm mái trường xưa
Nơi anh đã một thời gắn bó
Đồng đội anh, bao người ở đó
Học tập, luyện rèn cùng thắp lửa trái tim.

*
*   *
Biết không em! những lúc khó khăn
Áo rách vai, quần anh sờn gối,
Những đêm đông thao trường gió dội
Thư mẹ gửi lên - quê ta lại mất mùa!
Tuổi đôi mươi, đồng đội vẫn vui đùa
Đêm chung chăn, tay trong tay xiết chặt
Không một lời, chỉ mắt sáng trong đêm.

*
*   *

Anh vẫn đang ngơ ngẩn đi tìm
Câu dân ca, dặt dìu thủa ấy
Hình bóng thân thương của người em gái
Quan họ liền anh, liền chị thân yêu,
Vẫn đọng trong anh sâu sắc bao điều
Lời thầy giảng về mục tiêu, lý tưởng
Ngọn lửa niềm tin đốt cháy sáng tim anh.

*
*   *

Hôm nay đây ta trở về thăm
Ngôi trường đó vẫn đơn sơ ngói cũ
Nhưng tương lai sáng ngời rộng mở
Trường mới của ta cao vút mây trời
Con lại được nghe vang vọng tiếng ru hời
Cha đi trước, lớp con sau tiếp bước!
                                                                                                         29/10/2013

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo

Theo TTXVN
Thứ tư 09/10/2013 20:04
(GDVN) - Phát triển những kết quả đã đạt được tại Hội nghị Trung ương 6, Hội nghị lần này đã thảo luận và nhất trí ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

THIẾU EM

                                                                                                           Tặng Thanh Phương
TẶNG BÍNH THUA CỜ

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp - "Người Anh cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam, xin được gửi tới Người bài thơ nhỏ thay cho tấm chân tình và nén hương tri ân thành kính:

               ĐẠI trí lừng danh khắp hoàn cầu
 TƯỚNG Võ - chất Văn thật đậm sâu
     NHÂN, nghĩa vẹn toàn, liêm, cần, kiệm
   DÂN tộc ghi danh: "Bậc Thánh hiền".

VÕ công hiển hách - xứng hàng đầu
     NGUYÊN khí non sông, sáng năm châu
                  GIÁP trận, quân thù xin thuần phục
                             DANH NHÂN QUÂN SỰ, thật xứng tầm.
                                                                                             Nguyễn Đức Rinh

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013


VĨNH BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Về nghỉ cuối tuần, máy tính hỏng, không có internet, thông tin chậm. Trưa thứ 7, con trai đi học về báo tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần và đọc cho mình nghe bài thơ nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên tặng Đại tướng:
          "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai
          Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài
                Thắng hai đế quốc, bách niên thọ
               Hoàn cầu có một, không có hai"
 Lòng thấy bùi ngùi, tiếc thương "Người Anh cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam". Song thật vinh dự, tự hào khi Đại tướng luôn được các thế hệ người Việt Nam dành cho sự quan tâm đặc biệt, lòng thành kính, biết ơn sâu sắc.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Cần có cái nhìn khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam
QĐND - Chủ Nhật, 28/07/2013, 20:38 (GMT+7)
QĐND - Ngay sau khi giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, vấn đề có tính nguyên tắc trong chính sách tôn giáo của Việt Nam là: “Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”. Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Quan tâm đến công tác tôn giáo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung và đời sống của đồng bào các tôn giáo nói riêng là một trong những nguyên tắc lãnh đạo, quản lý xã hội và điều hành đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 đã khẳng định quyền của người dân Việt Nam: “Mọi công dân Việt có quyền tự do tín ngưỡng” (Chương II, mục B). Điều 80 Hiến pháp 1980 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được bổ sung rõ hơn: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

CHÍNH TRỊ TINH THẦN - ƯU THẾ TUYỆT ĐỐI,
 NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI
CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

                                                               Nguyễn Đức Rinh

Cùng với Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ…chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975 một lần nữa khẳng định sức mạnh vô địch Việt Nam, sức mạnh của truyền thống đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh của tinh thần, khí phách Việt Nam. Lịch sử chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam đã  để lại cho chúng ta một trong những bài học sâu sắc: Chúng ta thường hạn chế về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự so với kẻ thù nhưng nhờ xây dựng và phát huy được nhân tố chinh trị tinh thần nên chúng ta đã giành chiến thắng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước kẻ thù có ưu thế vượt trội so với ta cả về kinh tế, khoa học công nghệ, vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự thì chính trị tinh thần lại là nhân tố ưu thế tuyệt đối thuộc về nhân dân ta, quân đội ta. Chính Mắc- Na- Ma- Ra  nguyên Bộ trưởng quốc phòng của hai đời Tổng thống Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam đã phải ngậm ngùi thừa nhận khi nhìn lại thất bại của Mỹ ở Việt Nam: Mỹ đã thất bại vì không hiểu gì về lịch sử , truyền thống và văn hoá Việt Nam, thất bại vì chưa đánh giá đúng vai trò nhân tố chính trị tinh thần của nhân dân Việt Nam.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

QUÁN TRIỆT TƯ TƯỞNG CHỈNH ĐỐN ĐẢNG TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
                                                                                                                   
                                                                                                Nguyễn Đức Rinh

 Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lê nin về xây dựng chính Đảng cách mạng vào thực tiễn Việt Nam. Chính Người đã góp phần bổ sung vào học thuyết ấy nhiều luận điểm mới, một trong những luận điểm đó là Đảng phải thường xuyên được chỉnh đốn. Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi… việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

QUÊ TÔI VIẾNG BÁC

                                                                                               

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

"Thuyền cỏ mượn tên" và kế sách sử dụng truyền thông của Trung Quốc

Thứ hai 12/08/2013 08:41
(GDVN) - Trung Quốc dùng kế "thuyền cỏ mượn tên" của Gia Cát Lượng đánh lừa các chuyên gia, học giả, nhà hoạch định chính sách Mỹ, mượn sức người phục vụ mình.
BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ ĐOÀN KẾT "CÁN - BINH"
CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CHÍNH TRỊ VIÊN THEO THƯ GỬI
HỘI NGHỊ CHÍNH TRỊ VIÊN CỦA HỒ CHỦ TỊCH

                                                                       Nguyễn Đức Rinh

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công" là tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người, đoàn kết không phải là một thủ đoạn chính trị mà là vấn đề chiến lược, cơ sở để khắc phục mọi khó khăn gian khổ, tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo đảm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Đối với quân đội, Người thường xuyên căn dặn cán bộ, chiến sĩ phải “đoàn kết hơn nữa, đoàn kết chặt chẽ giữa chiến sỹ với nhau, giữa cán bộ với nhau, giữa chiến sỹ và cán bộ, giữa quân và dân. Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”[1]. Đã rất nhiều lần Hồ Chí Minh chỉ rõ cho cán bộ, đảng viên về phương pháp xây dựng đoàn kết, thống nhất. Trong "Thư gửi Hội nghị chính trị viên", tuy không trực tiếp đề cập cụ thể đến việc xây dựng đoàn kết nhưng lại thể hiện rất rõ nét tư tưởng của Người về phương pháp xây dựng đoàn kết, đặc biệt là phương pháp xây dựng đoàn kết cán - binh.
XÂY DỰNG THẾ TRẬN LÒNG DÂN,
TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH QUỐC PHÒNG BẢO VỆ TỔ QUỐC

                                                                              
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về xây dựng thế trận lòng dân, sức mạnh của nhân dân trong bảo vệ Tổ quốc. Đất nước thường bị ngoại bang xâm lược khi trong nước "lòng dân không yên", nhưng khi đã "quy tụ" được lòng dân thì dù kẻ thù có sức mạnh vật chất thế nào, chúng ta cũng dành chiến thắng. Các triều đại phong kiến tiến bộ Việt Nam đã khẳng định: "Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân" và yêu cầu phải "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Kế thừa truyền thống dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân, dân khí mạnh thì không có quân lính và súng ống nào có thể chống lại nổi"[1]. Trong các giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân để giành, giữ chính quyền và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: "xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc"[2].