Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Gần đây, trên một trang mạng của "Một số người Việt yêu nước ở trong nước và hải ngoại" có đăng bài của tác giả John Lee, hiện đang sống tại Hoa Kỳ: "SỰ THẬT KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN" về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Xin giới thiệu toàn văn nội dung bài viết:

 

Sự Thật Không Thể Phủ Nhận !


Hiện nay, quyền con người đã trở thành một vấn đề toàn cầu, mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế và như Đảng CSVN đã khẳng định, là nguyện vọng chung của nhân loại, thành quả đấu tranh của loài người qua nhiều thế hệ. Liên hợp quốc là tổ chức toàn cầu lớn nhất, giữ vị trí trung tâm và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống quốc tế. Hiến chương LHQ nêu rõ việc bảo vệ các quyền cơ bản và phẩm giá con người là một trong những mục tiêu hàng đầu của LHQ và trên thực tế nhiệm vụ thúc đẩy, bảo vệ quyền con người cùng với việc duy trì hòa bình-an ninh quốc tế và hợp tác. Phiên họp thứ 18 của Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã diễn ra từ ngày 27/1 đến 7/2/2014 với 14 quốc gia thành viên LHQ, trong đó có Việt Nam, đến kỳ trình bày báo cáo quốc gia và đối thoại về quyền con người. Báo cáo tập trung kiểm điểm việc thực hiện các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đã chấp thuận tại lần kiểm điểm trước và cập nhật những phát triển mới trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo được soạn thảo theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 60/251 ngày 15/3/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Nghị quyết số 5/1 ngày 18/06/2007 và Quyết định số 17/119 ngày 19/6/2011 của Hội đồng Nhân quyền nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện các quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo được xây dựng một cách toàn diện nhờ sự đóng góp ý kiến của các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị  – xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và người dân. Dự thảo báo cáo đã được đăng công khai trên website của Bộ Ngoại giao. Hình thức tham vấn được lựa chọn là lấy ý kiến đóng góp qua hộp thư điện tử và qua một số cuộc họp tham vấn về nhiều chủ đề cụ thể. Quá trình tham vấn là cơ hội đối thoại cởi mở, thẳng thắn giữa Nhóm soạn thảo và tất cả các bên liên quan. Các ý kiến đóng góp được Nhóm soạn thảo tổng hợp, bổ sung vào Báo cáo. Một hội thảo quốc gia được tổ chức sau đó, đã trở thành diễn đàn để  các bên quan tâm cùng trao đổi, thảo luận về nội dung Báo cáo, giúp khẳng định rõ các bước phát triển mới trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ các thách thức cần giải quyết và các hướng ưu tiên nhằm đem lại sự thụ hưởng tốt nhất các quyền con người của người dân- Báo cáo cũng chỉ rõ những thách thức còn tồn tại và các hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới nhằm bảo đảm sự thụ  hưởng ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của mỗi người dân.Thế nhưng, gần đây trên các trang mạng xã hội phối hợp “Nhịp nhàng” với một số cơ quan truyền thông “Quen thuộc” không có thiện chí với Việt Nam đồng thanh theo kiểu bầy đàn rộ lên một số bài viết lạc lõng về đề tài này. Lời lẽ của những bài viết, phỏng vấn… theo họ là “khách quan, vô tư, đóng góp…” nhưng thực chất chẳng có gì mới, vẫn là sự lặp lại những ngôn từ cũ rich, chụp mũ, đoán mò, vung tay phán đại. Họ rêu rao “ Xã hội Việt Nam do đảng độc tài lãnh đạo dân lầm than…ai oán” hay như “Oán hận ngút trời…”. Họ kích động một số cá nhân “Vượt tuyến” ra nước ngoài để tham gia cái gọi là “Hội thảo gây áp lực”. “Hội thảo” này theo cách họ nói về trách nhiệm của chiếc thẻ thành viên Hội đồng Nhân  quyền và làm sao để nhân quyền được tôn trọng ở Việt Nam trước khi phái đoàn Việt Nam trình bày bản báo cáo kiểm định URP!? Mà thành phần “Nòng cốt” là băng đảng khủng bố Việt Tân.Từ trước đến nay hễ bất cứ chuyện gì mà băng đảng này nhúng tay vào thì chúng ta sẽ thấy ngay luận điệu của họ là : “đa đảng là dân chủ, độc đảng là độc tài”, đòi Việt Nam phải đa đảng đối lập để có dân chủ “thực sự” hoặc chỉ có thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì “xã hội Việt Nam mới nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo”,… Tổ chức này còn lớn tiếng kêu gọi những đảng viên Cộng sản hãy ra khỏi Đảng để “Gia nhập” đảng của họ, làm đối trọng với ĐCSVN. Để thực hiện ý đồ về cái gọi là “xây dựng xã hội dân chủ” ở Việt Nam. Họ cho rằng, có như vậy thì mới xây dựng “xã hội dân chủ”(!). Với vỏ bọc “vì dân, vì nước”, “đấu tranh cho nền dân chủ ở Việt Nam”!?.
Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày  12/11/2013. Tuy nhiên các tổ chức nhân quyền nói rằng “họ chưa ghi nhận có điều  gì tiến bộ vì Việt Nam vẫn hạn chế quyền hợp pháp của người dân,  tấn công các nhà hoạt động, blogger, dân oan…”  những tuyên bố của họ đã làm cho một số ít người thiếu hiểu biết lầm tưởng. Một ngày trước phiên UPR của Việt Nam, một số tổ chức, như PEN  International, UN Watch và Đảng khủng bố Việt Tân mở hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành  viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”!. Một “sản phẩm” sặc mùi vu cáo ra đời của cái gọi là “Thông cáo” ra ngày 31/1 tại New York viết: “Các nước thành viên Liên  Hiệp Quốc cần tăng áp lực để Việt Nam đưa ra các cam kết có thể  chứng thực cải thiện nhân quyền tại phiên Kiểm điểm định kỳ (UPR) ở  Geneva ngày 5/2/2014″!?- Human Rights Watch một tổ chức cha đẻ của hàng loạt cái gọi là “phúc trình” hàng năm về Việt Nam và trên thế giới ngày  21/1/2014 không bỏ lỡ dịp may hiếm có để “chọc gậy bánh xe” có những đánh giá thuộc loại “Văng mạng” nhất về nhân quyền tại Việt Nam nói: “Trong các đánh giá, Việt Nam đều bị cho là tiếp tục vi phạm nhân  quyền trong các khía cạnh quan trọng như  tự do ngôn luận, hội họp, tụ  tập, tôn giáo, quyền lao  động..” ! Bà Juliette de Rivero, phụ trách vận động tại Geneva của Human Rights  Watch, nói những điều theo cách  mù mờ : “Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều hứa hẹn cải thiện nhân  quyền, nhưng chưa làm được gì nhiều….” ! . Lạ lùng hơn nữa Bà de Rivero “Phán rằng” các nước cần “chỉ rõ rằng hiện trạng nhân  quyền ở Việt Nam là không thể chấp nhận được và yêu cầu Hà Nội  đối xử với người dân tốt đẹp hơn” ?! chính quyền Việt Nam vẫn còn có những hành vi đáng “quan ngại” và ‘thất vọng’ khi xâm phạm các quyền phổ quát về con người, trong đó có xâm phạm các quyền tự do ngôn luận, lập hội, hạn chế tôn giáo, ngăn cản xã hội dân sự  v.v…Bản tuyên bố của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ hôm thứ Tư ngày 5-2-2014 nói: “Hoa Kỳ cảm ơn đoàn Việt Nam về bài thuyết trình của đoàn, “Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn, tiến bộ về bảo vệ quyền của người đồng tính/song tính/chuyển giới, và số lượng đăng ký nhà thờ tăng lên.“Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt giữ những người thực hiện các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn diễn ra.“Chúng tôi quan ngại về sự hạn chế đối với việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, về việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính phủ sử dụng lao động bắt buộc” và “Chúng tôi cũng thất vọng về việc Việt Nam ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào toàn bộ quá trình UPR”. Tất cả những nhận xét đó là luận điệu hoàn toàn sai trái. Vậy những điều mà các cá nhân, tổ chức nói như vậy có phản ảnh đúng những gì đã và đang xảy ra tại Việt Nam hay không ? Hay đó chỉ là những luận điệu thù định đi ngược lại những  thành quả mà cả dân tộc này sát cánh cùng Đảng CSVN phấn đấu không mệt mỏi trên con đường hoàn thiện vì mục đích cao đẹp của Quyền con người ? Xin đưa ra một số dẫn chứng để chứng minh những điều không đúng những gì đang xảy ra ở Việt Nam đã nêu trên:
Vai trò và sự đóng góp của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, thể  hiện qua việc đông đảo các nước đã bầu Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Chính phủ Việt Nam một lần nữa khẳng định lại cam kết sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước và đóng góp một cách trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, sự minh bạch và vai trò của Hội đồng như một cơ chế quan trọng nhất trong hệ thống của Liên hợp quốc về quyền con người.Thực hiện các khuyến nghị UPR liên quan đến tham gia các công  ước quốc tế về quyền con người, tháng 11/2013, Việt Nam đã ký Công ước về chống tra tấn, và Công ước về quyền của người khuyết tật trong năm 2014 và như vậy, Việt Nam sẽ là thành viên của 7/9 công ước quốc tế chủ chốt của Liên hợp quốc về nhân quyền. Trước đó, tháng 6/2012, Việt Nam đã ký và phê chuẩn Công ước về Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Việt Nam cũng đã ký nhiều công ước của Tổ chức Lao động quốc tế liên quan đến lao động và việc làm như Công ước số 122 về Chính sách việc làm và Công ước số 186 về Lao động hàng hải. Quyền tự do lập hội, hội họp được quy định trong Hiến pháp (điều 69) và được pháp luật bảo vệ bằng nhiều văn bản luật và dưới luật. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công dân, tổ chức ở Việt Nam thành lập hội và tạo cơ chế, chính sách cho hoạt động của các hội, đảm bảo quyền lập hội của công dân. Hiện Việt Nam đang xây dựng các luật về lập hội, luật biểu tình… nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do của người dân. Ở Việt Nam hiện có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố (so với 380 hội năm 2009); 20 tổ chức công đoàn ngành, trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở cấp địa phương, hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động của các hội tập trung nhiều trên các mặt xã hội, nhân đạo, từ thiện, đặc biệt là cung ứng dịch vụ trong một số lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường… Các hội cũng có vai trò ngày càng tích cực trong việc tư vấn, phản biện đối với các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chương trình và dự án phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ và của địa phương.Về báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, bày tỏ chính kiến, đóng góp ý kiến về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa thông qua các phương tiện thông tin  đại chúng. Hiện Việt Nam có 64 nhà xuất bản (năm 2009 chỉ có 55 nhà xuất bản), với tốc độ tăng bình quân số lượng xuất bản phẩm hàng năm là 5-10%. Năm 2012, ngành xuất bản tại Việt Nam đã xuất bản 28.009 xuất bản phẩm với khoảng 301.717.000 bản với nội dung phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đọc của người dân. Luật Xuất bản sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2012, thể hiện sự nhất quán tôn trọng quyền phổ biến tác phẩm của cá nhân, phù hợp với Hiến pháp. Nhà nước Việt Nam khuyến khích sử dụng internet để phục vụ phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Theo khảo sát gần đây của WeAreSocial, một tổ chức nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu, tính đến tháng 12/2012, số người dùng Internet ở Việt Nam là 30,8 triệu người (so với 26 triệu người năm 2010 và 20 triệu người năm 2008), chiếm 34% dân số (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Sự ra đời của dịch vụ truy cập Internet qua mạng 3G (tháng 10/2009) đánh dấu thời kỳ phát triển bùng nổ của Internet băng thông rộng tại Việt Nam với số lượng người sử dụng đạt 16 triệu người (chiếm 18% dân số) chỉ trong 3 năm (tính đến tháng 7/2012). Tính chung cả nước có gần 3 triệu người có blog cá nhân. Theo xếp hạng năm 2012 của Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 8 tại Châu Á về số lượng người sử dụng Internet.
Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày  12/11/2013. Trong Hiến pháp mới, khi nói  đến quyền con người thì dùng từ  “mọi người”, khi nói đến công dân Việt Nam thì dùng từ “công dân”. Điều 14 Chương II, khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Đó là những quyền tự nhiên, phải được thừa nhận, tôn trọng, tạo điều kiện thực hiện và bảo vệ quyền đó. Cũng tại Điều 14, khoản 2 nói rõ: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Quyền công dân có rất nhiều khía cạnh, trong đó, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do hội họp cũng là những quyền quan trọng. Thực ra ở những bản Hiến pháp trước đây, những nội dung này đã được quy định nhưng chưa được cụ thể hóa bằng luật và những văn bản dưới luật. Tại Hiến pháp mới, Điều 25 quy định rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Như vậy, những quyền mặc nhiên này đã được hiến định để không ai có thể hạn chế, trừ trường hợp trong nguyên tắc nêu ở Điều 14. Những vấn đề về thuần phong mỹ tục, đạo đức lối sống xã hội không ai có quyền can thiệp. Để thực hiện những quyền này, Hiến pháp đã xác định pháp luật quy định-Việt Nam đã tăng cường và mở rộng chương trình giáo dục, đào tạo về quyền con người cho các cán bộ của các cơ quan nhà nước. Nhiều hội thảo, hội nghị liên quan đến quyền con người đã được tổ chức với sự tham gia của đông đảo đại diện nhiều bộ, ngành, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở đào tạo chuyên sâu về quyền con người như Viện Nghiên cứu quyền con người (thuộc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội…,  mở nhiều lớp giảng dạy thường xuyên về quyền con người. Quá trình mở rộng tuyên truyền và giáo dục về quyền con người đã trang bị kiến thức cơ bản cho cán bộ chính phủ cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Việt Nam cũng đẩy mạnh đào tạo kiến thức nhân quyền cho các cán bộ công chức, viên chức địa phương nhằm tăng cường nhận thức, năng lực và hiệu quả công tác nhân quyền ở cơ sở. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Đó là độc lập, tự do cho Tổ quốc, là quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình, là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều có sự tham gia đóng góp ý kiến của quần chúng nhân dân, được xây dựng trên cơ sở lắng nghe, tiếp thu ý kiến xây dựng của mọi tổ chức chính trị – xã hội, của các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân. Trong mỗi kỳ đại hội Đảng, gần đây là việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đảng tổ chức lấy ý kiến nhân dân và nhận được 26 triệu lượt ý kiến tâm huyết của nhân dân cả nước góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Đây chính là những biểu hiện cao nhất, sinh động nhất của việc phát huy dân chủ xã hội, đề cao quyền làm chủ thực sự của nhân dân lao động. Điểm nổi bật của Hiến pháp mới được thể hiện nhiều ở Chương II quy  định về phạm trù quyền con người. Theo đó, quyền con người đồng nghĩa với quyền công dân. Hiến pháp mới quy định tại Điều 12 Chương I là: Nước CHXHCN Việt Nam tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam là một trong những nước sớm phê chuẩn Công ước Quốc tế về nhân quyền. Với nguyên tắc đó, trong bản Hiến pháp mới, vấn đề quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân đặt ở Chương II-Tính từ năm 2009 đến nay, Quốc hội đã ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc cho việc tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người. Các đạo luật được ban hành mới liên quan đến quyền con người như: Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước (2009), Luật khám chữa bệnh (2009), Luật lý lịch tư pháp (2009), Luật Người cao tuổi (2010), Luật Người khuyết tật (2010), Luật nuôi con nuôi (2010), Luật Thi hành án hình sự (2010), Luật Tố tụng hành chính (2010), Luật Khiếu nại (2011), Luật Tố cáo (2011), Luật Phòng, chống mua bán người (2011), Luật Công đoàn (2012), Luật Xử lý các vi phạm hành chính (2012), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (2012)… Một số đạo luật quan trọng khác cũng được Quốc hội sửa đổi, bổ sung như: Luật Bầu cử Quốc hội sửa đổi và Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân sửa  đổi (2010), Bộ Luật Lao động sửa đổi (2012), Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung (2012), Luật Xuất bản sửa đổi (2012). Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành luật, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Các nội dung giáo dục về quyền con người đã và đang từng bước được đưa vào chương trình dạy học ở các trường phổ thông, lồng ghép vào một số môn học chuyên sâu trong các trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật. Thực hiện khuyến nghị UPR, Việt Nam đã đưa nội dung giáo dục về nhân quyền vào chương trình giảng dạy tại các trường đào tạo cảnh sát, đồng thời mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nhân quyền để trang bị và nâng cao nhận thức, năng lực cho toàn bộ lực lượng cảnh sát, đặc biệt là các đơn vị có liên quan đến việc bảo đảm quyền con người-Trong năm 2012, Việt Nam đã nộp và trình bày Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước xóa bỏ mọi hình thức Phân biệt chủng tộc (ICERD) giai đoạn 2000-2009; Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước về Quyền của Trẻ em (CRC) giai đoạn 2008-2011. Năm 2011, Việt Nam  đã hoàn thành và nộp Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) giai đoạn 1993-2010. Năm 2012, Việt Nam đã hoàn thành và gửi Báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Hiện nay, Việt Nam đang ích cực triển khai xây dựng Báo cáo quốc gia thực thi Công ước Quốc tế về  các Quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Về cơ bản, Việt Nam hoàn thành tốt nghĩa vụ báo cáo đối với các công ước mà Việt Nam là thành viên.
Thay mặt Nhóm Troika, gồm đại diện của Ba nước Costa Rica, Kenya và Kazakstan  phụ trách Báo cáo UPR của Việt Nam, ông Christian Guillermet,  Phó trưởng Phái đoàn Costa Rica, đã báo cáo với Nhóm làm việc về Báo cáo của Việt Nam, cảm ơn sự phối hợp nhiệt tình, có trách nhiệm và hiệu quả của Việt Nam và Ban Thư ký HĐNQ trong quá trình làm việc của Nhóm Troika để hoàn thành Báo cáo. Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, đã phát biểu cảm ơn Nhóm Troika, Nhóm Làm việc về UPR và các nước đã hỗ trợ và đóng góp cho quá trình UPR của Việt Nam, khẳng định Việt Nam đánh giá cao các phát biểu, đóng góp và khuyến nghị tích cực và xây dựng của các nước đối với Việt Nam trong phiên trình bày và đối thoại.Trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế UPR, cho rằng cơ chế này là cơ hội để các quốc gia rà soát lại tình hình thực hiện nhân quyền của các nước, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền, đồng thời khẳng định các Bộ ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam sẽ xem xét kỹ lưỡng tất cả các khuyến nghị được nêu tại phiên trình bày và đối thoại lần này. Việt Nam sẽ chính thức thông báo với các nước về việc chấp nhận các khuyến nghị tại Khóa họp thông qua các báo cáo UPR tại kỳ họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền, dự kiến vào tháng 6 năm 2014.
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN đã thu được nhiều thành tựu to lớn, làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.  Đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao, dân chủ xã hội ngày càng được bảo đảm. Điều đó một lần nữa khẳng định đường lối đúng đắn của chính phủ Việt Nam dưới sự lãnh đạo toàn diện của ĐCSVN trong công cuộc giải phóng dân tộc trước kia, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Thực tiễn đó cũng là minh chứng hùng hồn để bác bỏ ý kiến của những người, tổ chức không có thiện cảm với Việt Nam. Họ chỉ lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để chống Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của số đông nhân dân lao động. Thật nực cười khi có kẻ thiển cận cho rằng: cứ  phải có nền dân chủ như phương tây thì xã hội Việt Nam mới phát triển, quyền con người mới được “Thăng hoa” ! Họ cho rằng đó là tính “Tất yếu”!? nhưng đó chỉ là sự ngụy biện mà thôi. Dân chủ, nhân quyền là mục tiêu phấn đấu trên con đường gần như không có đích cuối cùng, nó là kim chỉ nam cho mọi chính thể lãnh đạo quốc gia tiến bộ trên toàn thế giới. Thử hỏi các nhà “Dân chủ” hãy chỉ ra quốc gia nào trên thế giới này được cho là “Hoàn hảo” ? và chuẩn mực nào để lấy làm thước đo ? xin thưa : Hoàn toàn không có “cái chuẩn mực” đó! Những đòi hỏi, quy kết theo kiểu “Quăng thòng lọng” vào cổ người khác đã trở nên ấu trĩ, lập luận càn quấy nói lấy được chỉ là hình thức, là ngụy biện, vì vấn đề  dân chủ, nhân quyền không phải một sớm một chiều là có ngay kết quả. Dân chủ, nhân quyền không phải kiểu “Ăn xổi ở thì”. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh khi độc lập tự do không có thì đồng nghĩa vĩnh viễn không có nhân quyền chỉ có chăng đó là kiếp nô lệ. Bản thân các yếu tố tạo nên một xã hội dân chủ như: chính trị, pháp lý, đạo đức,vv có sự tác động qua lại với nhau, cho nên, việc hình thành các chuẩn mực về dân chủ, nhân quyền không chỉ phụ thuộc vào những định chế chung, mà còn phụ thuộc rất lớn vào một loạt các yếu tố khác, như: vị thế, vai trò của đảng cầm quyền, hoàn cảnh lịch sử  cụ thể, truyền thống,… của một đất nước. Thực tế cho thấy, Việt Nam đang tiến đến nền dân chủ theo bản sắc riêng của mình. ĐCSVN có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng XHCN, xây dựng CNXH. Mục tiêu và lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân là thống nhất cùng thực hiện xây dựng xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Ý đồ thâm độc của các thế lực thù  địch và những kẻ cơ hội chính trị đòi hỏi Việt Nam phải như thế này, thế khác  chỉ có mục đích duy nhất là nhằm gây sự ngờ vực nhằm xóa bỏ những thành tựu to lớn mà toàn dân tộc này đạt được, cổ vũ phát triển dân chủ, nhân quyền theo “khuôn mẫu” của các nước phương Tây. Điều đó sẽ không bao giờ thành hiện thực. Vì sự ổn định chính trị và phát triển đất nước, nhân dân Việt Nam không cho phép các cá nhân, tổ chức chính trị cơ hội nào làm xáo trộn cuộc sống bình yên, gây ra những bất an cho an ninh đất nước  và không phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân.
Hoa Kỳ Feb-8-2014
John Lee

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét