Minh Nhân[*]
Cho đến bây giờ tôi mới hiểu cái cum
từ “cảnh sát huấn luyện” mà cán bộ, giảng viên, học viên trong Nhà trường
thường gọi với thái độ vui vẻ mà pha chút ngưỡng mộ về cán bộ, nhân viên Ban
Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục – đào tạo. “Mọi sự so sánh đều khập
khiễng”, nhưng có lẽ danh xưng “Cảnh sát huấn luyện” cũng có căn nguyên của nó
– Những người duy trì pháp luật, kỷ luật trong huấn luyện.
Một xã hội muốn ổn định
và phát triển, nhất là trong thời đại hiện nay đòi hỏi mọi người đều phải tôn
trọng và thực thi pháp luật. Để thực hiện điều đó, ngoài sự tự giác của mọi
người còn cần có sự tham gia giám sát, kiểm tra bảo đảm sự thực hiện nghiêm túc
và chặt chẽ của lực lượng công an. Với một trường đại học quân đội, pháp luật,
kỷ luật trong giáo dục – đào tạo được cụ thể hóa thành các quy chế, quy định và
lực lượng chuyên trách kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đó không
ai khác là cán bộ Ban Khảo thí & ĐBCLGD-ĐT. Hãy điểm lại một số con số biết
nói: Trong 5 năm qua (từ ngày thành lập 10 tháng 11 năm 2009) cán bộ của Ban đã
kiểm tra 100% các lần thi kết thúc học phần, môn học; kiểm tra huấn luyện
thường xuyên (cả ở giảng đường, bãi tập; ở 3 khu vực A, B, C) gần 4 nghìn lượt
lớp, kiểm tra tự học của gần 2000 lượt lớp; kiểm tra hồ sơ bài giảng của 18
lượt khoa; kiểm tra công tác khảo thí ĐBCLGD-ĐT của 06 khoa, 06 hệ, tiểu đoàn.
Tham gia thanh tra về công tác giáo dục – đào tạo của 04 khoa, đơn vị…. Nhưng
cái để lại ấn tượng nhất cho cán bộ, giảng viên, học viên ở Nhà trường lại
không phải là số lần kiểm tra, nội dung kiểm tra… mà chính là thái độ, trách
nhiệm, phương pháp của người kiểm tra: Chân thành nhưng không cả nể; cụ thể, tỷ
mỷ nhưng không nhỏ nhặt, vụn vặt; giữ vững nguyên tắc nhưng không máy móc, dập
khuôn; “biết khen, biết chê” vì sự trưởng thành của người dạy, người học, vì
chất lượng giáo dục – đào tạo của Nhà trường.
Cảnh sát không phải chỉ
có kiểm tra đâu nhé: Phòng cháy, chữa cháy; quản lý hành chính, bảo vệ mục
tiêu…. “Cảnh sát huấn luyện” cũng vậy, phải tham gia vào các khâu, các bước của
quá trình huấn luyện, trong đó thi, kiểm tra thì quả là đúng nghĩa của “Khảo
thí” rồi!
Thi, kiểm tra có gì mà
phức tạp: Thầy đọc đề, trò làm bài, thầy chấm bài trả điểm – Hết! Không đơn
giản vậy! Môn nào thi bằng hình thức nào cho phù hợp? Câu hỏi thi, kiểm tra
thiết kế ra sao để phủ hết nội dung chương trình, phù hợp đối tượng, không đơn
giản chỉ tái hiện kiến thức mà phải quán triệt được tinh thần Nghị quyết
29/NQ-TW về đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, đánh giá kết quả bảo
đảm khách quan, trung thực? Muốn vậy phải tổ chức coi, chấm thi thế nào đây?...
Những yêu cầu đó đặt ra đòi hỏi sự nỗ lực cao của cán bộ, nhân viên Ban Khảo
thí. Cũng chính những yêu cầu đó đã một lần nữa minh chứng tinh thần trách
nhiệm, khả năng và quyết tâm cao của những “Cảnh sát huấn luyện”. Hàng năm, Ban
Khảo thí đã phối hợp với các khoa xây dựng và hoàn thiện trên 6000 đề thi kết thúc
học phần, môn học; 09 bộ đề thi với hàng nghìn câu hỏi thi tốt nghiệp. Tổ chức
thi trắc nghiệm cho 05 bộ môn ở 03 khoa; chấm thi tập trung với 100% các môn
thi viết; tổ chức thi thực hành ở một số môn học chuyên ngành và chuyên môn, kỹ
thuật; đổi mới phương pháp coi, chấm thi vấn đáp, thực hành… Hãy hình dung, mỗi
lần thi kết thúc 1 học phần, môn học là phải kiểm tra, tổng hợp điều kiện dự
thi của học viên, vào điểm thường xuyên, điểm điều kiện; rút đề, thu bài, rọc
phách, ghép phách bài thi, vào điểm, tính điểm không bị nhầm lẫn… để thấy sự nỗ
lực, cố gắng và công sức của cán bộ, nhân viên của Ban. Không thể phủ nhận
những kết quả, thành tích trong thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” ở Nhà trường có phần đóng góp
hết sức to lớn của những “Cảnh sát huấn luyện”.
Đối với một trường đại
học, những người quan tâm thường đặt câu hỏi: Trường đó đào tạo các chuyên
ngành gì? Chất lượng đào tạo ra sao? Các điều kiện của nhà trường để đảm bảo
chất lượng giáo dục - đào tạo?.... Thì lại đây, chính những “cảnh sát huấn
luyện” đã tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường; chủ trì phối hợp với
các khoa và các cơ quan hoàn thành xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của 09
chuyên ngành đào tạo trình độ đại học và cao đẳng. Đây là cam kết của Nhà
trường về năng lực và chất lượng đào tạo, cam kết về phẩm chất, năng lực của
người học sau khi tốt nghiệp để xã hội giám sát; công khai để người học biết
được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một
trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực
hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể
đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp; công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các
điều kiện bảo đảm chất lượng của trường; cam kết về chất lượng đào tạo, trên cơ
sở đó để cán bộ, giảng viên và người học nỗ lực phấn đấu vươn lên đổi mới công
tác quản lý, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và phương pháp kiểm tra
đánh giá; qua đó xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng
trong quản lý, giảng dạy, phục vụ nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và
tự học tập đạt chuẩn đầu ra. Đây cũng là cơ hội để tăng cường hợp tác, gắn kết
giữa Nhà trường và các cơ quan, đơn vị trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
Đối với Trường Đại học Chính trị, việc sớm hoàn thành xây dựng và công bố chuẩn
đầu ra càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, trong điều kiện mới tái lập
xây dựng và công bố chuẩn đầu ra không chỉ dừng lại ở cam kết về năng lực, chất
lượng đào tạo mà còn là cơ hội để chúng ta quảng bá, khẳng định vị thế của Nhà
trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, có người vẫn băn khoăn,
chuẩn đầu ra là cam kết chủ quan của nhà trường? Để giải tỏa những băn khoăn
đó, những “cảnh sát huấn luyện” lại đang tích cực tham mưu, chủ trì hoàn thành “báo
cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục trường” chuẩn bị cho đánh giá đồng
cấp, tiến tới đánh giá ngoài – hoạt động được coi như “Đóng dấu ISO” chất lượng sản phẩm đào tạo của Nhà trường.
Không chỉ dừng lại ở công
tác chuyên môn. Hãy điểm lại những kết quả thành tích mà những “Cảnh sát huấn
luyện” đã đạt được: Giải Nhất Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi, giải Xuất sắc Hội thi
Báo cáo viên giỏi cấp Nhà trường; giải Nhì cuộc thi tìm hiểu truyền thống Công
đoàn Quốc phòng, giải Ba cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp năm 2013 (cấp toàn quân);
có gần 30 bài báo và hội thảo khoa học được đăng tải… Mới chỉ 5 năm thành lập, Đồn
“Cảnh sát huấn luyện” có 4 năm được tặng thưởng các danh hiệu Đơn vị Tiên tiến,
Đơn vị Quyết thắng và Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Quyết thắng. Thật
quả không hổ danh “Cảnh sát huấn luyện” của một trường đại học trọng điểm của
quân đội.
Còn nhiều, nhiều lắm
những câu chuyện về “Cảnh sát huấn luyện” ở Nhà trường. Nhưng để kết thúc, xin
được dẫn câu khẩu hiệu mà cán bộ, nhân viên Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
giáo dục – đào tạo vẫn tâm niệm và đã trở thành truyền thống của Ban: “Đoàn
kết, chủ động, tận tụy, công minh!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét